BÍ QUYẾT TRỒNG NẤM HOÀNG ĐẾ TẠI NHÀ

Nấm hoàng đế được mệnh danh là loại nấm quyền lực nhất. Đúng như tên gọi nó có kích thước khổng lồ mà giá trị kinh tế cũng rất cao giúp bà con nông dân nâng cao được kinh tế. 

Trong số các loại nấm thì nấm hoàng đế được đánh giá là có tốc độ cũng như khả năng sinh trưởng khỏe, khả năng chịu nhiệt trong khoảng rộng, ít nhất là 17 độ và tối đa là 39 độ. Do vậy nấm hoàng đế có thể trồng tại nhà.

Tuy nhiên cách trồng nấm hoàng đế tại nhà không hề đơn giản, cần nhiều công chăm sóc cũng như theo dõi kỹ lưỡng mới cho năng suất cao được. Trang trại nấm Thanh Thanh sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách trồng nấm hoàng đế tại nhà hiệu quả nhé!

 

Nấm hoàng đế

 

1.     Giới thiệu về nấm hoàng đế

Nấm Hoàng đế tên khoa học là Calocybe Indica.

Nấm Hoàng Đế có nguồn gốc xuất phát ở Tây Bengal, miền đông Ấn Độ (India).

Nấm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như giàu đạm, nhiều chất xơ, các vitamin nhóm B và cacbohydrat.

Ngoài ra, thành phần sợi trong nấm chính là Chitin có tác dụng làm hạ Cholesterol trong máu, hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng.

2.     Cách trồng nấm hoàng đế tại nhà

Chuẩn bị dụng cụ và đất trồng

Chúng ta nên chọn thùng xốp cao hơn so với túi phôi nấm ít nhất 12 cm. Tiến hành đục lỗ ở đáy thùng và hai bên sát đáy thùng xốp.

Bịch phôi nấm: phải trắng hoàn toàn.

Đất trồng nấm: đất ruộng hoặc đất đồi là tốt nhất. Đất phải tơi xốp, sạch, không nhiễm bệnh và không được lấy đất ở gần nơi chăn nuôi gia súc hoặc gia cầm. Đất có độ PH = 2. Dùng dao, cuốc hay vật dụng khác làm cho đất tơi, nhỏ, có dạng viên là tốt nhất.

Yêu cầu về bịch phôi trồng

Bịch phôi trồng phải đủ già, tơ trắng chạy xuống đáy đã kín hoàn toàn.

Bịch phôi phải nguyên vẹn, không bị vỡ hay dập nát.

Tiến hành trồng nấm

Cho đất vào thùng cao từ 3-5 cm.

Sau khi cho đất vào phần đáy, tiến hành bóc bỏ túi bóng bịch phôi. Trong quá trình bóc, phải nhẹ tay, cẩn thận để tránh làm bịch bị vỡ.

Sau đó, xếp các bịch phôi đã chuẩn bị vào thùng, xếp sao cho các bịch phôi chạm vào nhau.

Tiến hành dùng dao rạch ba vết mặt mỗi bịch.

Tiếp theo là cho đất vào giữa các khe và lấp đầy mặt bịch phôi tầm 2-3 cm. Lưu ý, không lấp đất quá dày trên 5cm sẽ làm nấm khó phát triển.

Khi đất phủ kín mặt bịch phôi, chúng ta dùng nắp hoặc bao tải đậy lên mặt thùng xốp trong vòng 2 ngày. Vào cuối ngày thứ hai, tiến hành tưới đẫm một lượt.

Đậy kín trong vòng 7 ngày tiếp theo, nấm sẽ bắt đầu tạo màng, chúng ta bắt đầu tưới trở lại bằng hình thức tưới phun sương.

Thu hoạch nấm

Sau từ 12-15 ngày, nấm bắt đầu cho thu hoạch. Khi hái nấm, phải lấy hết chân nấm, thu từng tai nấm trưởng thành, tai nấm nhỏ để lại thu hoạch sau. Quả thể bị chết và chân nấm cũ phải được vệ sinh sạch sẽ cho lần thu hoạch tiếp theo.

Sau khi hái nấm cần đậy kín lại và ngừng tưới nước trong 4 ngày kế tiếp. Chúng ta giữ ẩm bằng cách tưới nền và xung quanh túi nấm.

Mỗi túi phôi nấm có thể cho thu hoạch trong 3 lần, mỗi lần thu hoạch cách nhau từ 15-20 ngày.

Lưu ý: đối với nấm hoàng đế, nên trồng trong giá thể đất, không nên trồng trong cát vì sẽ làm cho nấm ra chậm, năng suất nấm kém.

Thu hoạch nấm hoàng đế

Trên đây là những kỹ thuật cơ bản trong việc trồng, chăm sóc và thu hoạch nấm hoàng đế tại nhà hết sức đơn giản phải không nào. Trang trại nấm Thanh Thanh mong muốn các bạn có thể tự mình trồng được loại nấm giàu giá trị dinh dưỡng này.

 

Có thể bạn quan tâm

Bình luận của bạn

Hotline
Hotline:
chat zalo Chat với chúng tôi qua zalo chat messenger Chat bằng facebook messenger
top