BÍ QUYẾT NUÔI TRỒNG MỘC NHĨ TRÊN MÙN CƯA

Mộc nhĩ là một trong những loại nấm tác dụng chữa trị các bệnh trường phong hạ huyết, đái ra máu, trị lở, bổ khí, bền cơ, nhuận táo, lợi trường vị, lỵ ra máu, đái rắt, hoạt huyết. Với mục tiêu tạo ra nguồn mộc nhĩ đạt chuẩn đáp ứng nhu cầu thị trường, trang trại nấm Thanh Thanh đã tiến hành nghiên cứu và ứng dụng công nghệ hiện đại vào quy trình nuôi trồng mộc nhĩ trên mùn cưa.

  1. Đặc điểm sinh học của nấm mộc nhĩ:

Mộc nhĩ có tên khác là nấm tai mèo, nấm mèo, bạch mộc nhĩ.

Mộc nhĩ thuộc họ Auriculariaceae có cả 20 loài nhưng chỉ có 6 loài mộc nhĩ thông dụng: mộc nhĩ đen, mộc nhĩ lông, mộc nhĩ sừng, mộc nhĩ nhăn, mộc nhĩ hình khiên, mộc nhĩ vàng nâu.

Mộc nhĩ thường mọc ở thân cành cây gỗ mục, nơi ẩm thấp. Loại tốt nhất là mộc nhĩ mọc ở cây hòe, dâu, sung, mít, dướng, cây ruối và cây sắn.

  1. Công dụng của nấm mộc nhĩ:

Mộc nhĩ là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao gồm có: protein, lipit, chất khoáng, canxi, photpho, sắt, caroten, vitamin B1 B2, axit nicotinic....

Mộc nhĩ giúp cơ thể nhẹ nhàng, thoải mái, mắt sáng, nhớ lâu.

Ngoài giá trị thực phẩm mộc nhĩ còn giá trị dược liệu, các thành phần hoạt tính như: lecithin, cephalin, plasmalogen và phosphatidyl serin, axit nucleic… có tác dụng hạ thấp hàm lượng cholesterol trong gan. Ngoài ra, mộc nhĩ còn có tác dụng chống oxy hóa.

  1. Một số bài thuốc từ nấm mộc nhĩ:

Trĩ xuất huyết: Mộc nhĩ 6g, hồng khô 30g, nấu chè ăn hằng ngày.

Rong kinh: Mộc nhĩ sao vàng 40g, rễ cây vú bò 20g, củ rau má già 100g, gừng khô 16g. Sắc nước uống.

Huyết áp cao: Mộc nhĩ 30g (mọc trên cây dâu) ngâm rửa sạch rồi hấp với đường ăn buổi tối trước khi đi ngủ. Dùng nhiều lần.

  1. Quy trình trồng nấm mộc nhĩ:

1. Cách lựa chọn mùn cưa để trồng mộc nhĩ

- Có thể trồng mộc nhĩ trên các loại mùn cưa khác nhau. Tuy nhiên, không dùng mùn cưa đã bị mốc hoặc mùn cưa của các loại cây có tinh dầu hay các loại cây độc. Tốt nhất là dùng mùn cưa bồ đề, cao su, gòn, …

http://camnangcaytrong.com/Uploads/UserFiles/images/m%C3%B9n%20c%C6%B0a.jpg

Mùn cưa trồng mộc nhĩ

- Mùn cưa vừa cưa xong được thu gom và đem phơi khô. Giữ cho mùn cưa ở nơi khô ráo và thoáng mát tránh mốc.

2. Kỹ thuật xử lý mùn cưa trước khi trồng mộc nhĩ

- Xử lý mùn cưa bằng nước vôi nồng đồ 1 – 2 % (cứ 10 lít nước hòa với 100 – 200 gram vôi bột). Tưới ướt mùn cưa đạt độ ẩm từ 65 – 70% là tối đa (cứ 10 kg mùn cưa khô trộn với 6 lít nước).

- Sau khi đã trộn đều các nguyên liệu thì vun mùn cưa lại thành đống và ủ. Thời gian ủ từ 30 – 45 ngày. Tốt nhất ủ mùn cưa trong nhà xưởng.

- Ủ mùn cưa được 15 – 20 ngày, tiến hành đảo đống ủ 1 lần để tạo điều kiện cho các hệ vi sinh vật có điều kiện hoạt động mạnh, phân hủy nhanh xenlulo. Đảo xong tiếp tục ủ cho tới khi đạt từ 30 – 45 ngày mới tiến hành cho vào túi nilong.

3. Chuẩn bị túi nilong và đóng mùn cưa vào túi

- Túi nilong để đóng mùn cưa phải là loại chịu nhiệt, không làm bằng các loại túi nilong thường vì khi đem hấp chúng sẽ biến dạng và thủng.

- Túi nilong cần chuẩn bị trước, cẩn thận có thể gắn đính 2 góc mép đáy túi lại.

- Khi cho mùn cưa vào túi niong, nó sẽ tạo ra đấy có hình chữ nhật. Cũng có thể nghiêng túi cho mùn cưa vào, lấy tay ấn vào hai núm của túi để tạo ra đáy hình chữ nhật.

- Làm cổ bịch túi nilong có thể dùng bìa cactong cuộn tròn, ống trúc cắt ngắn hoặc ống nhựa có đường kính 3 – 5 cm và cao khoảng 2 – 3 cm. Cho mùn cưa vào dần, vào đến đâu dồn chặt đến đấy.

- Dùng dây chun buộc chặt cổ túi, lấy bông không thấm nước vê tròn thành nút và nút chặt vào cổ bịch, lấy giấy báo trùm lên nút và buộc lại.

4. Hấp khử trùng túi nilong đã đóng mùn cưa

- Các túi đã đóng mùn cưa được hấp nhằm diệt tất cả các loại vi sinh vật và bào tử có trong mùn cưa.

- Dưới đáy thùng hấp nên lót gỗ để đun cách thủy.

- Đun sôi liên tục trong thời gian 4 – 5 giờ. Không được rút ngắn thời gian hấp.

5. Kỹ thuật cấy giống và ươm

- Sau khi hấp xong, để nguội và dỡ túi ra. Giữ túi ở bên ngoài 3 – 4 ngày cho nguội hẳn rồi mới cấy giống.

- Gỡ nút bông ở các túi mùn cưa và lấy một thanh cây sẵn đã nhiễm giống mộc nhĩ ấn sâu vào giữa bịch mùn cưa. Sau đó nút lại bằng nút bông và buộc giấy báo trùm ra ngoài.

- Chỗ đặt túi cần sạch sẽ, thông thoáng. Nhiệt độ thích hợp 25 – 32oC. Thời gian ủ sợi kéo dài 20 – 25 ngày. Khi nào thấy cả bịch mùn cưa trắng như bông thì lúc đó kết thúc giai đoạn ủ sợi và chuyển sang giai đoạn cho mộc nhĩ ra.

6. Kỹ thuật chăm sóc và thu hái mộc nhĩ

- Các cánh mộc nhĩ ưa điều kiện hiếu khí để phát triển. Vì vậy, dùng dao sắc rạch xung quanh bịch 4 – 5 vết, mỗi vết dài độ 4 – 5 cm. Nên rạch theo đường thẳng đứng hoặc theo đường xoắn ốc quanh bịch.

- Sau rạch một tuần, mộc nhĩ sẽ mọc ra chi chít tại các điểm rạch đó. Lúc này bắt đầu phun ẩm và phải phun liên tục nhiều lần trong ngày. Không được mở miệng túi nilong để tưới nước vào bên trong. Làm như vậy gây hiện tượng sũng nước và thối sợi nấm. Lượng nước tưới nhiều hay ít phụ thuộc vào thời tiết và khả năng ra nấm. Độ ẩm không khí trong khu vực này nên giữ ở ngưỡng từ 80 – 95%. Ánh sáng tán xạ, không nên tối quá. Lượng ánh sáng vừa đủ để ta nhìn rõ cánh nấm để hái. Tránh ánh sáng quá lớn sẽ làm nấm phát triển kém. Độ thoáng của không khí vừa phải, tránh để gió lùa làm nấm mau héo.

- Chỉ sau vài ngày, cánh mộc nhĩ đã lớn tới kích thước tối đa, có cánh to bằng bàn tay. Lúc này có thể thu hái, chọn những cụm to và hái cả cụm, sau đó tách ra từng cây riêng biệt. Nên thao tác nhẹ nhàng để tránh làm giập nát cánh mộc nhĩ. Nên chú ý, sau mỗi đọt thu hái ngừng tưới vài ngày. Làm như vậy thì khi tưới lại, nấm mọc ra vẫn to.

 

http://camnangcaytrong.com/Uploads/UserFiles/images/M%E1%BB%99c%20nh%C4%A9%20sau%20khi%20ph%C6%A1i%20kh%C3%B4.jpg

Mộc nhĩ có thể trồng trên nhiều loại giá thể khác nhau, tuy nhiên phổ biến nhất là trên mùn cưa. Cách trồng mộc nhĩ không khó, nhưng để đạt được năng suất và hiệu quả kinh tế cao thì cần thời gian và kinh nghiệm. Trang trại nấm Thanh Thanh sẽ không ngừng nghiên cứu, cập nhật công nghệ mới nhất để cung cấp cho thị trường nguồn mộc nhĩ đảm bảo chất lượng.

Có thể bạn quan tâm

Bình luận của bạn

Hotline
Hotline:
chat zalo Chat với chúng tôi qua zalo chat messenger Chat bằng facebook messenger
top