Ngày nay nhu cầu sử dụng nấm linh chi ngày càng cao vì loại nấm này được xếp vào nhóm nấm dược liệu có khả năng trị bệnh tốt, vì vậy nhiều bà con muốn mình có thể phát triển và mở rộng quy mô trang trại để thị trường tiêu thụ. Nhưng để trồng được nấm đạt được năng suất cao thì không phải ai cũng biết, hãy cùng Trang Trại Nấm Thanh Thanh tìm hiểu về kỹ thuật trồng nấm linh chi để đạt năng suất mong đợi nhé.
Nấm linh chi
1. Mô hình trồng nấm linh chi.
1.1. Nhà kho và xử lý nguyên liệu
Nhà kho: Để trữ nguyên liệu làm giá thể trồng nấm, hạn chế tác động đến thời tiết nắng, mưa để không làm ẩm mốc nguyên liệu.
Xử lý nguyên liệu: Nhà kho sẽ được để gần vị trí xử lý nguyên liệu để thuận tiện cho việc di chuyển. Nơi xử cần được đảm bảo có đường ống thoát nước và có mái che.
1.2. Khu nhà ươm
Phòng cây giống: Trồng nấm linh chi tại khu vườn ươm sẽ gồm có phòng cấy giống và nhà nuôi sợi.
Nhà nuôi sợi: Đây là một phòng sạch nhỏ khép kín đã được vệ sinh và làm sạch kỹ lưỡng, đảm bảo nhiều ánh sáng tự nhiên nhưng không bị ánh nắng trực tiếp chiếu vào.
1.3. Khu nhà trồng nấm linh chi
- Đảm bảo rằng nó sạch sẽ và tránh ánh nắng trực tiếp.
- Có khả năng giữ ẩm tốt, luôn duy trì độ ẩm 85-95%, tránh gió lùa nhưng không quá kín gây ngạt nấm, nhiệt độ từ 22-25 độ C.
- Gần nguồn nước tưới và thoát nước tốt.
- Có hệ thống cửa để điều chỉnh độ thông thoáng khi cần thiết.
- Người trồng nên xây dựng ở một khu vực riêng biệt với khu vực cho ăn xơ, vì nhà trồng là nơi có nhiều dịch bệnh xảy ra.
- Trong nhà trồng có giá treo hoặc dây để treo các bịch nấm.
Khu nhà trồng
2. Quy trình trồng linh chi
2.1. Thời vụ
Để trồng nấm linh chi đỏ một cách tốt nhất thì thời vụ nên bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 10, vì sau khoảng tháng 10 lượng mưa và độ ẩm nhiều hơn nên nấm dễ bị nhiễm bệnh và phát triển không đồng đều.
Có thể linh hoạt trồng được 3 - 4 vụ nấm trong một năm. Tuy nhiên, hầu hết nấm Linh Chi ở Việt Nam hiện nay đều được nuôi cấy trong thời gian 3-4 tháng kể từ ngày cấy giống.
2.2. Nguyên liệu trồng nấm
Nguyên liệu để trồng nấm linh chi chủ yếu là mùn cưa bần, không chứa tinh dầu độc hại như cao su, mít, bã mía, hoặc một số cây thuốc nam.
Ngoài ra, để bổ sung thêm phụ gia, trộn thêm các chất dinh dưỡng, khoáng vi lượng tự nhiên như bột cám, bột ngô, MgSO4, vôi, CaCO4, sử dụng nước sạch.
2.3. Phương pháp thanh trùng
Hấp là một trong những bước quan trọng nhất trong quá trình nuôi cấy thành công nấm linh chi, nó tiêu diệt tất cả các vi sinh vật có trong nguyên liệu. Sử dụng phương pháp hơi nước, nhiệt độ 100 ° C, thời gian hấp trong vòng 12 giờ. Trong quá trình hấp, nồi hấp phải có đủ hơi nước để đạt được nhiệt độ mong muốn.
Sau khi hấp, giảm nhiệt độ xuống 50 độ C rồi lấy túi giống ra khỏi lò để tránh nhiệt độ cao dễ làm cháy túi.
2.4. Cấy giống vào bịch
Chuẩn bị túi ni lông theo yêu cầu có khối lượng từ 1.2kg đến 1.5kg, cổ nút nhựa, bông nút. Sau đó bắt đầu cho phôi nấm vào túi, ép trọng lượng vừa đủ sau đó buộc thật chặt để không làm cho tơ chất bị đứt. Để nút nhựa làm cổ sau đó nhét bông gòn vào miệng bịch không để thấm sau đó đem liền đi hấp thanh trùng.
2.5. Giai đoạn ủ tơ
Để đạt được giai đoạn này tốt nhất yêu cầu phòng ủ phải thông thoáng, sạch sẽ để cung cấp oxy, dung trì nhiệt độ và độ ẩm để tránh nấm mốc phát triễn.
2.6. Cách chăm sóc và thu hái nấm linh chi
Chú ý trong thời gian kéo dài từ 3 đến 4 tháng hãy chăm sóc để nấm trưởng thành sau đó có thể thu hoạch. Còn sau khi kết thúc thu hoạch, bạn cần phải đảm bảo xử lý khu vực nhà trồng trồng sạch sẽ và an toàn để đạt được năng suất cao cho mùa vụ mới.
Kết quả thu hái
Hy vọng qua kiến thức về kỹ thuật trồng nấm linh chi mà Trang Trại Nấm Thanh Thanh vừa chia sẻ sẽ giúp ích được các bạn, mang lại hiệu quả trong quá trình trồng và thu hoạch nấm linh chi. Cảm ơn các bạn đã theo dõi.
Bình luận của bạn