NHỮNG KỸ THUẬT TRỒNG NẤM VÂN CHI ĐẠT HIỆU QUẢ CAO

Kỹ thuật trồng nấm vân chi là một yếu tố cơ bản quyết định đến năng suất, chất lượng nấm. Sản phẩm nấm sau khi trồng được không những cần đảm bảo yếu tố năng suất, mà nó cần phải đảm bảo đủ những tính dược lý không thua kém gì so với nấm vân chi mọc tự nhiên.

  1. Đặc điểm chung của nấm vân chi

Tên khoa học của nấm vân chi là Trametes versicolor. 

Hình dạng bên ngoài của nấm vân chi có hình vành hoặc hình quạt có vân đồng tâm. Nấm vân chi hơi xoăn và không có cuống. 

Màu sắc nấm vân chi phụ thuộc vào môi trường sống của nó. Những màu sắc thường thấy là màu xám, đen. Ngoài ra nấm vân chi còn có màu vàng nhạt và nâu đỏ khá bắt mắt. 

Nấm vân chi là một loại dược liệu quý và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, trang trại nấm Thanh Thanh đang tiến hành trồng thử nghiệm nấm vân chi, bước đầu mang lại những hiệu quả rất tích cực. Trong đó kỹ thuật trồng nấm vân chi nâu sao cho phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng miền nước ta đang ngày một hoàn thiện hơn.

Cấu tạo nấm vân chi

 

  1. Kỹ thuật trồng nấm vân chi nâu

Nấm vân chi hay còn gọi là nấm mây, là một loại nấm được sử dụng từ lâu đời trong việc điều trị và phòng chống ung bướu, cũng như dùng để kháng khuẩn, chống virus hiện nay.

Gần đây ở nước ta hiện đang cho thử nghiệm nuôi trồng nấm vân chi và bước đầu đạt được hiệu quả cao.  Mở ra một hướng đi mới cho những hộ nuôi trồng nấm.

Các bước chuẩn bị:

 Chuẩn bị phôi trồng nấm: Nấm vân chi có thể trồng trong các môi trường sau:

  • Mùn cưa 78%, cám gạo 20%, đường cát 1%, bột thạch cao 1%.
  • Mùn cưa 40%, bã mía 40%, rơm nghiền 40%. 
  • Thân khoai mì (cây củ sắn) 80%, bột thạch cao 20% .

Trộn đều tất cả các nguyên liệu trên với nước để độ ẩm đạt được khoảng 60%. Sau khi trộn xong, cho khoảng từ 250g đến 300g nguyên liệu vào trong túi ni lông có độ dày khoảng 5mm, có kích thước khoảng 17cm*33cm, hoặc có kích thước 25cm*35cm.

Tiến hành khử trùng phôi trồng nấm bằng nồi áp suất hay bằng hơi nước sôi.. Sau khi đợi phôi trồng nấm nguội rồi tiến hành đưa ra ngoài.

  1. Tiến hành cấy cây giống:

Sau khi phôi trồng nấm đã khử trùng xong, bắt đầu tiến hành cấy cây giống, giống mua để cấy nên mua tại các trung tâm cung cấp giống. Tỷ lệ cấy giống từ 0,7 đến 1% so với lượng nguyên liệu.

Sau khi cấy xong, tiến hành treo và xếp các túi phôi lên sau đó thả từ trên trần thả xuống.

Đợi khi quan sát có sợi nấm mọc trắng hết ở trong túi,  tiến hành rạch túi cho nấm mọc ra.

      2Thu hoạch nấm vân chi nâu :

Sau khi rạch túi, vẫn cần phải duy trì độ ẩm phòng đạt khoảng 80-90%. Sau thời gian ít nhất khoảng 35 đến 45 ngày, chúng ta tiến hành thu hoạch nấm và thực hiện các khâu sơ chế bảo quản.

Thu hoạch nấm vân chi

      3. Những lưu ý về kỹ thuật trồng nấm vân chi nâu:

Để nấm mọc và phát triển tốt, khi trồng nấm vân chi chúng ta cần phải lưu ý đến một số điểm sau:

  • Nấm vân chi phát triển tốt nhất trong khoảng từ tháng 11 đến hết tháng 4, với điều kiện nhiệt độ từ 19 đến 25 độ C, độ ẩm khoảng 70 đến 80%..
  • Trước khi tiến hành cấy cây giống cần phải lên kế hoạch đặt trước cây giống từ 2 đến 3 tháng.
  • Khi tiến hành thu hoạch nấm, cần phải tiến hành hái cả chùm và khoét hết cả chân để nấm mọc tiếp.

Nấm vân chi trước kia đang được trồng rất nhiều tại các nước như Trung Quốc, Nhật Bản… Nhưng hiện nay ở nước ta, nấm vân chi nâu đã được trồng thành công ngày một nhiều, đây chính là tín hiệu vui cho thấy kỹ thuật trồng nấm vân chi tại điều kiện tự nhiên nước ta đã hoàn thiện. Đồng thời mở ra một hướng đi mới cho người trồng nấm và các công ty dược phẩm trong nước.

Nấm vân chi

 

Có thể bạn quan tâm

Bình luận của bạn

Hotline
Hotline:
chat zalo Chat với chúng tôi qua zalo chat messenger Chat bằng facebook messenger
top